RSS

Category Archives: Uncategorized

Live Commenting: Behind the Scenes

Live Commenting: Behind the Scenes

by Ken Deeter on Tuesday, February 8, 2011 at 12:00am ·
 

 

Commenting on Facebook content has been an asynchronous form of communication. Until now. Live commenting, which we rolled out to all of our users a couple weeks ago, creates opportunities for spontaneous online conversations to take place in real time, leading to serendipitous connections that may not have ever happened otherwise.

 

 

While conceptually simple, it took several attempts by different teams of engineers before we finally settled on the right design. This wasn’t a small challenge: every minute, we serve over 100 million pieces of content that may receive comments. In that same minute, users submit around 650,000 comments that need to get routed to the correct viewers. To make this feature work, we needed to invent new systems to handle load patterns that we had never dealt with before.

 

Pushing vs. Polling Data

Initially we investigated a poll-based approach. For every page that had comment-able content, the page would periodically send a request to check whether new comments had arrived. By increasing the polling frequency, we could approximate a real-time feel. Unfortunately, simple experimentation led us to quickly conclude that this approach would not scale. Because humans are so sensitive to latency in real-time communications, creating a truly serendipitous commenting experience requires comments to arrive as quickly as humanly and electronically possible. In a poll-based approach this would mean a polling interval of less than five seconds (and that would still feel slow!), which would very easily overload our servers.

 

So we needed a push-based approach. To be able to push information about comments to viewers, we need to know who may be viewing the piece of content that each new comment pertains to. Because we serve 100 million pieces of content per minute, we needed a system that could keep track of this “who’s looking at what” information, but also handle the incredible rate at which this information changed.

 

Write Locally, Read Globally

Storing these one-to-one, viewer-to-content associations in a database is relatively easy. Keeping up with 16 million new associations per second is not. Up until this point, Facebook engineering had built up infrastructure optimized for many more reads than writes. But now we had flipped the game. Every page load now requires multiple writes (one for each piece of content being displayed). Each write of a comment requires a read (to figure out the recipients of an update). We realized that we were building something that was fundamentally backwards from most of our other systems.

 

At Facebook, traditionally, writes are applied to one database and asynchronously replicated to databases across all regions. This makes sense as the write rate is normally much lower than the read rate (users consume content much more than they produce).  A good way to think of this approach is “read locally, write globally”.

 

Because of our unique situation, we settled on the completely opposite approach: “write locally, read globally.” This meant deploying distributed storage tiers that only handled writes locally, then less frequently collecting information from across all of our data centers to produce the final result. For example, when a user loads his News Feed through a request to our data center in Virginia, the system writes to a storage tier in the same data center, recording the fact that the user is now viewing certain pieces of content so that we can push them new comments. When someone enters a comment, we fetch the viewership information from all of our data centers across the country, combine the information, then push the updates out. In practice, this means we have to perform multiple cross-country reads for every comment produced. But it works because our commenting rate is significantly lower than our viewing rate. Reading globally saves us from having to replicate a high volume of writes across data centers, saving expensive, long-distance bandwidth.

 

Building this new system required constant coordination between front-end and back-end engineers. Contributions from Prasad ChakkaAdam HuppElliot LyndeChris PiroTom Occhino, and Tom Whitnah were all instrumental to our success. Like many others, this effort started at a Hackathon, and grew into a full, site-wide feature. This story is just another example of a small team of engineers working closely to identify and build innovative solutions that operate at immense scale.

 

https://www.facebook.com/notes/facebook-engineering/live-commenting-behind-the-scenes/496077348919

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 8, 2012 in Uncategorized

 

Nhãn:

Bao giờ Việt Nam mới yêu Twitter?

“Twitter chán lắm anh ạ!” là câu nhận xét phổ biến khi tôi hỏi các bạn Việt Nam về Twitter. “Sao anh cứ thắc mắc về nó?” Lịch sử phát triển của Twitter ở Việt Nam là câu chuyện đầy thắc mắc. Người Việt Nam thắc mắc chưa hiểu tại sao các phóng viên New York Times chọn Twitter để trao đổi, sao cầu thủ Premier League chọn Twitter để xả stress, sao diễn viên Hollywood chọn Twitter để gây stress, sao thương hiệu lớn chọn Twitter để câu khách, sao giới trẻ Ai Cập chọn Twitter để tạo cách mạng, và tại sao “người bình thường” chọn Twitter để làm rất nhiều thứ – mỗi ngày gửi 300 triệu Tweets cho nhau. Còn thế giới thì thắc mắc chưa hiểu tại sao Việt Nam chọn chưa dùng. Tôi không loại trừ khả năng Twitter là món ăn chứa chất gây dị ứng với người dùng Việt Nam. Nhưng tôi vẫn nhớ lời chê dành cho Facebook thời Yahoo 360 còn lên ngôi. Facebook chán. Dân mình thích bài dài, bài sâu, bài blog thật – chứ cái status bé tí của Facebook chẳng ra gì cả. Dân mình đổi theme thường xuyên, dân mình thích màu sắc, dân mình thích font to. Facebook chỉ hợp với Tây thôi, chứ ở đây Facebook sẽ rất khó thành công. Giờ ai cũng biết Facebook hợp với cả Tây cả Ta. Nhưng vẫn còn nhiều người nghi ngờ về Twitter. Họ coi Twitter chỉ là Facebook thiếu màu sắc, là mấy dòng chữ thiếu muối thiếu đường. Là X-1. Có thể họ thử dùng vài lần rồi bước lùi lại trong sự thất vọng. “Chả có gì”, họ nói với bạn bè. “Chẳng hiểu vì sao bọn Tây lại thích!” Vì sao bọn Tây lại thích Nhiều khi không nên có những phát minh hiệu quả quá. Ví Twitter như Facebook thiếu màu không khác gì ví xe máy như xe ô-tô thiếu bánh. Tức là so sánh nhầm. Nên nhớ rằng Twitter đã ra đời sau Facebook, cũng như chiếc xe máy đầu tiên đã ra đời 100 năm sau khi thế giới đã có ô-tô (Cugnot, 1769 vs. Roper, 1867). Lợi thế của xe máy thì tôi không cần giải thích với người Việt, nhưng lợi thế của Twitter thì có lẽ là một vấn đề xứng đáng được đề cập đến. Twitter bình đẳng. Về mặt giao diện, hiển thị và chức năng thì Trang Twitter của Bill Gates và trang Twitter của tôi giống nhau hoàn toàn. Về mặt ngôn ngữ nữa: tôi là Follower của Bill Gates cũng giống như tôi là Follower của em trai tôi. Trái lại, Facebook vốn là mạng xã hội chia cấp, phân biệt Friend với Fan, Page với Profile. Tôi là Friend của em trai tôi nhưng là Fan của Bill Gates; với trang Profile tôi có thể làm nhiều thứ; với trang Fanpage thì Bill có thể làm nhiều thứ khác. Facebook đã sửa “Fan” đã thành “Like” rồi gần đây thành hai lựa chọn: “Like” (áp dụng với Page) và “Subscriber (áp dụng với Profile). Nói cách khác, Facebook đã cố gắng tạo sân chơi bình đẳng hơn. Tuy nhiên “Fan (liker?)”, “Subscriber” và “Friend” vẫn là 3 vị trí khác nhau. Từ trước đến giờ, Twitter vẫn là mạng xã hội bình đẳng và sòng phẳng nhất. Điều đó hấp dẫn những người không thích sự quan tâm của mình bị ép vào một thể loại nhất định, không muốn là Friend của người nọ và là Subscriber của người kia, và là Fan của dịch vụ đó. (Trường hợp tôi và Bill Gates là 2 người xa nhau quá, nhưng trong quan hệ bạn bè và đồng nghiệp thì ranh giới giữa Friend, Fan và Subscriber nhiều khi mong manh lắm!) Vì cách theo dõi dựa trên hành động khách quan (Follow) mà không phải “vị trí” thì Twitter phù hợp với họ hơn. Hạn chế thông tin. Các trang Facebook không thể tắt “Likes” và “Comments”. Điều đó có hai mặt, mỗi mặt một chất. Mặt tích cực là chất sôi động. Mặt tiêu cực là chất xô bồ. Nhiều khi người dùng chỉ muốn chia sẻ status là xong, không có nhu cầu tạo cuộc tranh luận online hoặc đo mức độ “Likeability” của mình vào lúc này. Mặc dù Twitter có cách đánh giá riêng (retweet, favourite) nhưng cách đó kín đáo hơn Facebook nhiều. Đó là vì Twitter coi mỗi post là một tác phẩm độc lập. Nhìn một post trên Facebook thì muốn hay không sẽ nhìn thêm số like, số comment, mấy comment đầu, bức ảnh đính kèm, clip video, nội dung blog, v.v. Đọc post trên Twitter sẽ thấy post trên Twitter. 140 ký tự. Một “Tweet”. Muốn xem các @reply, retweet, v.v. thì phải bấm tiếp, mở thêm – phải chủ động. Twitter không ép người dùng phải biết bất cứ điều gì hơn 140 ký tự đó. Ngoài lợi thế về mặt tâm lý (áp lực chấm điểm ít hơn) thì cách phân chia đó có lợi thế về mặt thiết bị di động. Bản thân tôi không thích dùng iphone app của Facebook – nó chậm, nó nhét quá nhiều thứ trong một không gian nhỏ. Trái lại tôi rất thích dùng ipone app của Twitter – nó thoáng, nó nhanh, nó cho tôi những điều tôi cần và dừng lại tại đó. Thảo luận thoải mái: Sự nhẹ nhàng trên cũng thể hiện ở phần trao đổi. Facebook chọn cách sắp xếp comment theo kiểu blog. Nếu tác giả không tham gia phần comment thì ai cũng biết – ai cũng thấy tác giả vắng mặt. Còn nếu tác giả trả lời “một trong mấy” comment thì ai cũng biết tác giả đã bỏ qua các comment còn lại, trả lời người D mà không trả lời các người A,B,C,E và F. Áp lực này ít có trên Twitter. Các @reply không dính với post như comment dính với post trên Facebook. Thậm chí các @reply không dính với nhau. (Một số client và trang web cho phép sắp xếp @reply theo kiểu blog comment, nhưng người dùng vẫn phải chủ động.) Điều này phải nghiên cứu trên Twitter mới hiểu, nhưng nói một cách ngắn ngọn thì Facebook yêu cầu người comment phải xếp hàng trước cửa nhà tác giả, trong khi Twitter đề nghị họ phải gửi bức thư qua mail. Tác giả có thể trả lời một bức, hai bức, hoặc không bức nào cả, tùy thời gian và quan điểm của người yêu. Dĩ nhiên không phải ai cũng thích kín đáo. Nhiều người thấy cách xử lý của Facebook vui hơn, sôi động hơn. Mỗi người một kiểu. Bản thân tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng khi trả lời một @reply trên Twitter nhưng hơi ngại ngùng khi trả lời “một trong mấy” comment trên Facebook, trên cả Page công cộng lẫn Profile riêng. (Nếu trả lời thì phải trả lời hết.) Liên kết thẳng thắn: Facebook nhiều khi là mạng xã hội rất mơ hồ, mọi thứ bị chìm dưới sương mù là tùy chọn và thuật toán. Đa số người nhờ “chú default” xử lý bức tường của mình, nhưng chú đó đồng bóng lắm, có kế hoạch riêng mà không ai hiểu nổi. Thêm vào đó, người dùng có thể yêu cầu chú ấy tập trung vào các update của người nọ và bỏ qua các update của người kia, dẫn đến tình trạng “Viettel” – thuê bao ảo nhiều bằng thuê bao thật. Twitter ít có trường hợp “vừa Follow vừa không Follow”. Follow là Follow, nhận tất cả các update – còn Unfollow là Stop, không nhận update nào hết. Làm thì cả hai làm, dừng thì cả hai dừng, không có trường hợp một người hôn, một người ngủ. Có nghĩa là yếu tố chủ quan ở đây chỉ là thói quen lướt feed của người dùng. Nhiều người thích chất gọn gàng đó. Cuộc sống đủ chuyện phức tạp, chọn theo người A với mức B thì đau đầu lắm. Điều này cũng hấp dẫn các thương hiệu lớn. Có nhiều khảo sát cho thấy người Follow thương hiệu trên Twitter nhiệt tình và chung thủy hơn người Like thương hiệu đó trên Facebook. Cách lý giải thì đơn giản: việc Follow một brand trên Twitter là một sự quyết định, trong khi việc Like một brand trên Facebook nhiều khi là trò vui. Chơi cùng báo chí: Các báo online lớn của thế giới như BBC, New York Times hay cho phép phóng viên post nick Twitter cạnh bài viết của mình (mà chỉ nick Twitter thôi). Các phóng viên ấy, khi viết bài hay trích Tweet của người liên quan (mà chỉ Tweet thôi). Đó là vì hệ thống tương tác của Twitter là tốt nhất, vì rất nhiều lý trên bàn phim dưới màn hình. Nhưng trường hợp này thì lý do không quan trọng bằng thực tế. Thực tế là báo chí thế giới đã ưa chuộng Twitter rồi, cả về việc phát tin ra lẫn việc thu tin vào. Báo chí Việt Nam vẫn “mù” Twitter lắm. Người nổi tiếng càng mù hơn, dẫn vào tình trạng “công ty xây bể bơi” và “dân chưa biết bơi”– một đang chờ hai, hai đang chờ một, cả hai đều mất cơ hội giải trí và làm ăn. Nếu một số người nổi tiếng bắt đầu dùng Twitter (dùng thật và dùng tốt) thì các anh chị phóng viên sẽ để ý ngay và trích Tweet hay, không khác gì các anh chị phóng viên bên các nước phương Tây. Báo chí càng mê, độc giả càng muốn thử – và càng thử càng hiểu vì sao Twitter là không gian viral hàng đầu của thế giới. Sắp rồi? Còn rất lâu nữa? Sẽ không bao giờ có? An ủi chút Twitter còn có nhiều lợi thế khác nữa, nhưng bài này không còn chỗ để giải thích. Với đoạn cuối, tôi muốn an ủi Facebook một chút. Facebook number one. Tôi dùng, tôi thích. Đưa Twitter lên không đồng nghĩ với việc hạ Facebook xuống – việc phân tích khuyết điểm của Facebook cũng chỉ là để làm rõ ưu điểm của Twitter một cách tiết kiệm thời gian. Hai mạng xã hội không cạnh tranh với nhau. Xe ô-tô và xe máy, đơn giản thế thôi. Tôi thích đi ô-tô. Nhưng tôi cũng rất thích đi xe máy. Joe @mrdautay

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 6, 2012 in Uncategorized

 

great info 🙂

Gigaom

A yottabyte isn’t what happens when the Jedi master starts gnawing on your leg. It’s the information equivalent of one quadrillion gigabytes, and is enough digital data to fill the states of Delaware and Rhode Island with a million data centers, according to Backblaze. While the world hasn’t yet seen many yottabytes, industries like Internet search, genomics, climate research, and business analytics are starting to create massive data sets — in the peta- and exabyte range — that are requiring an entirely new set of big data tools to manage.

The emergence of this so-called big data phenomenon is also fundamentally changing everything from the way companies operate, to the way people interact, to how the world deals with outbreaks of infectious diseases. On March 21st and 22nd, GigaOM is throwing an event about the future of this big data ecosystem in New York, Structure:Data, and for…

Xem bài viết gốc 9 088 từ nữa

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 13, 2012 in Uncategorized

 

5 năm để trở thành triệu phú

Có tiền hay không có tiền, đang làm ăn hay mới có ý định khởi nghiệp, có quan hệ tốt hay không…muốn đầu tư tài chánh hay tự đứng ra kinh doanh, cơ hội trong mọi ngành nghề đều tràn ngập và sẵn sàng. Tất cả chỉ cần 2 điều mấu chốt: một đầu óc sáng tạo để tìm ra một đặc thù về lợi thế cạnh tranh; và một ý chí ngọn lửa bất diệt để trả giá và mang ý tưởng đến thành công.
Tôi còn nhớ khoảng 1984 khi tôi gặp James DeRosa lần đầu. Ông ta vừa khai phá sản, vợ ly dị, dọn vào một căn hộ bình dân sau 20 năm sống ở BelAir (khu tỷ phú của Los Angeles). Ông bán cho tôi một miếng đất nhỏ ở Riverside, kể vài câu chuyện khôi hài. “Tôi chỉ đầu tư vào ngựa và đàn bà. Tiếc là ngựa đua thì chạy chậm mà đàn bà lại chạy nhanh, nên tôi mới ra nông nỗi này”. Câu nói ấn tượng sau đó là,” tôi bị phá sản, nhưng không bao giờ nghèo”. Lúc đó, Mỹ đang ở vào giai đọan suy thoái và lạm phát, bong bóng bất động sản và chứng khoán vừa nổ, thất nghiệp cao…James cười nói, “Bao nhiêu là tài sản sắp phải thay đổi chủ. Thật tuyệt vời” Ông lên lại kế hoạch cho sự nghiệp và chỉ 10 năm sau, trở lại ngôi vị tỷ phú.
Đây cũng là cảm giác khi tôi thấy chuyện làm ăn của mình bế tắc vào khoảng 1995. Nhà máy gia công điện tử (cable box) bên Mexico cầm hơi để sống, thị trường khó khăn, quá nhiều vấn đề với nhân viên, vốn luân chuyển thiếu hụt…Tôi bỏ tất cả sau lưng, mua một vé du thuyền (cruise ship) qua Bermuda, đi một mình vì cô bạn gái cho rơi vào giờ chót, ngồi đọc sách, thiền, suy ngẫm về quá khứ, tương lai suốt 10 ngày trên biển khơi. Điện thoại di động và mạng Internet còn sơ khai, tôi như bị cô lập trong một nhà tù thoải mái. Một cuốn sách nhỏ mua trước khi lên thuyền (giá dưới $10) cho tôi một viễn cảnh về thế giới mới của công nghệ thông tin (IT) và Internet. Tôi thay đổi tư duy, kế hoạch kinh doanh, bán các tài sản hiện hữu và mua một vé máy bay qua tận bên Hồng Kông, Thượng Hải…làm lại cuộc đời. Tôi cũng thấy thật thú vị như vừa quyết định chạy qua một ngã rẽ quan trọng trong chuyến du hành của sự nghiệp.
Chu kỳ mới của thị trường
Trong một nền kinh tế thực sự thị trường, doanh nhân luôn phải đối diện với những chu kỳ lên xuống (Mỹ gọi là boom và bust). Vì chiếc ghế quyền lực, các chính trị gia thế giới kể cả Âu Mỹ cũng cố gắng tìm đủ mọi cách để can thiệp hầu ngăn chận hiện tượng này. Họ có thể thành công trong vài 3 tháng, vài ba quý…nhưng thị trường luôn luôn là kẻ chiến thắng sau cùng. Chu kỳ của boom và bust luôn luôn hoàn tất quy trình mà thị trường đã định. Giá trị của tài sản sẽ được điều chỉnh đúng giá trị thực sự; nợ trước sau phải trả; cho vay bừa bãi không quản lý rủi ro thì phải chấp nhận nợ xấu mất tiền; tiêu xài nhiều hơn thu nhập thì phải trả cái giá của yếu kém tụt hậu; chọn sai ngành nghề hay cách thức đầu tư thì đôi khi mất vốn hoàn toàn. Ở một nền kinh tế thị trường thực sự, không có phép mầu, không có ảo thuật, không có nhiệm kỳ…
Nhìn vào năm 2012, tôi thấy một cơn bão, không rõ lắm về cường độ, không chính xác lắm về thời điểm…nhưng đây sẽ là một cơn bão toàn cầu, rất tệ hại cho các quốc gia đang có một nền kinh tế vĩ mô yếu kém và bất ổn. Nó cũng sẽ là một khởi đầu cho một chu kỳ nhiều biến động và thay đổi, tạo nên những đổi ngôi về tài sản, bậc thang giá trị trong và ngoài xã hội, tư duy của doanh nhân cũng như nhịp đập của các hoạt động đầu tư và đầu cơ.
Tài sản mới cho lớp doanh nhân mới
Tại Việt Nam, chu kỳ kinh tế trước và sau khi gia nhập WTO đã đem lại quá nhiều cơ hội và tài sản cho những tỷ phú bất động sản, chứng khoán, cò dự án, nhân viên DNNN được cổ phần hóa… Chu kỳ mới sẽ đem nhiều cơ hội cho những ngành nghề khác và sẽ tạo những tỷ phú mới. Như James DeRosa đã tiên đoán,”thật tuyệt vời”.
Các bạn biết ước ao lớn nhất của tôi bây giờ là gì không? Tôi sẽ ở tuổi 30, sống ở một nơi khỉ ho cò gáy, chạy xe ôm, không vợ con nhân tình…và tự do đi tìm giấc mơ vàng của mình. Tôi tin rằng 10 năm sau, tôi sẽ có máy bay riêng, bao quanh bởi một lố các chân dài để đi làm từ thiện.
Tư duy tạo nên định mệnh. Nếu các bạn không cảm thấy hưng phấn khi nghe tôi mô tả về tương lai của thế hệ trẻ 8X, 9X…thì tôi nghĩ các bạn nên bắt đầu để dành tiền mua cho mình một miếng đất ở nghĩa trang là vừa kịp. Hay là cố gắng thi đỗ để công chúa cho động phòng. Đây là thời điểm ngoạn mục và hấp dẫn hấn nhất để làm ăn ở Việt Nam hay tại bất cứ một nền kinh tế mới nổi nào khác.
Nghiêm túc hơn, bây giờ tôi sẽ phân tích tại sao phần lớn các cơ hội kinh doanh và các kênh đầu tư tài chánh đều chứa đựng những yếu tố hấp dẫn cho mọi doanh nhân trẻ.
Dĩ nhiên tôi phải nói một điều nghe rất ấu trĩ nhưng hoàn toàn chính xác: THERE IS NO FREE MEAL (Không có bữa ăn nào miễn phí). Cái gì cũng đều phải trả giá và để làm một đại gia của chu kỳ mới, các bạn sẽ phải hiểu là cơ hội càng lớn thì rủi ro càng nhiều và công sức bỏ ra cũng phải tương xứng. Ngay cả việc làm quan và lấy công chúa cũng phải trả giá khá đắt (thực ra tôi nghĩ thế thôi, tôi không biết tí gì về chuyện này).
Có tiền hay không có tiền, đang làm ăn hay mới có ý định khởi nghiệp, có quan hệ tốt hay không…muốn đầu tư tài chánh hay tự đứng ra kinh doanh, cơ hội trong mọi ngành nghề đều tràn ngập và sẵn sàng. Tất cả chỉ cần 2 điều mấu chốt: một đầu óc sáng tạo để tìm ra một đặc thù về lợi thế cạnh tranh; và một ý chí ngọn lửa bất diệt để trả giá và mang ý tưởng đến thành công.
Các kênh đầu tư tài chánh
Trước hết tôi xin đi qua về sự hấp dẫn của từng kênh đầu tư tài chánh và sau đó tôi nói thêm về các ngành nghề kinh doanh mà tôi nghĩ là sẽ đột phá hấp dẫn trong chu kỳ mới của nền kinh tế Việt Nam.
Các sản phẩm tài chánh quen thuộc trên thị trường thế giới là vàng, ngoại hối, chứng khoán, bất động sản, hợp đồng nguyên liệu… Ở Việt Nam, chúng ta hay nhậy cảm với những danh từ, nên khi nói các kênh đầu tư trên chỉ là một sòng bạc khổng lồ cho các tay chơi chuyên nghiệp, các quan chức nhà nước ú ớ khựng lại và cố gắng biến chúng thành một nơi mọi người sẽ bỏ tiền vào và kiếm lợi nhuận như khi bỏ tiền tiết kiệm ở ngân hàng. Tư duy ngây thơ này làm các sàn giao dịch biến thái và chậm phát triển.
Ở nước ngoài, như tại các sòng bạc, nhà đầu tư có thể đánh lên hay đánh xuống, do đó, có thể kiếm tiền thoải mái dù kinh tế tài chánh vĩ mô có suy thoái, lạm phát hay tăng tốc. Ở đây, chúng ta bị giới hạn trên nhiều lãnh vực, trừ các hợp đồng nguyên liệu. Do đó, tôi tin rằng sàn giao dịch nguyên liệu hàng hóa mà anh Lương Thanh Tùng sắp trình bày chi tiết chiều nay sẽ là một kênh đầu tư nhiều đột phá và tăng trưởng sau khi các nhà đầu tư Việt khám phá và hiểu biết nhiều hơn.
Không biết các bạn biết là hồ tiêu đã đạt một tỷ lệ hoàn trái 76% trong năm 2011 và các nhà đầu tư cũng như nông dân Việt Nam kiểm soát đến 52% tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu? Đây là một mô hình hiện đại của nền nông nghiệp mà tôi đã cổ võ trong các bài viết năm vừa qua. Sự sử dụng rộng rãi các thông tin dữ kiện thị trường qua điện thoại di động và công nghệ mới của việc canh tác từ Israel và Ấn Độ đã giúp tạo nên sự đột phá này.
Cách kiếm tiền hữu hiệu nhất của thị trường nguyên liệu là kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành nghề. Một anh bạn già ở Panama, đã 72 tuổi, làm việc tại một biệt thự hẻo lánh cạnh bờ biển, 2 giờ đồng hồ mỗi ngày, giao dịch hợp đống cocoa (ca cao), đã thu nhập trung bình mỗi năm hơn 2 triệu USD trong suốt 30 năm qua. Lợi thế cạnh tranh của anh là hơn 50 năm trong nghề, bắt đầu từ một nông dân, lên quản lý về chế biến cho Nestle, rồi lập một nhà máy sản xuất độc lập. Anh bảo tôi, “rất tiếc anh phải nói chuyện với tôi, vì ngoài ca cao, tôi không biết một chút gì về thế giới bên ngoài.” Tiếc là anh Đặng Lê Nguyên Vũ biết quá nhiều chuyện của thế giới và vũ trụ, chứ không tôi nghĩ anh sẽ kiếm 2 triệu đô la dễ dàng mỗi tháng trong việc mua bán hợp đồng cà phê.
Một cơ hội khác khó đoán hơn là dầu hỏa có thể vượt lên $120/ thùng và vàng lên trên $2,500 một lượng, nếu Israel khởi chiến với Iran hay nếu đồng Euro sụp đổ hay nếu Trung Quốc bắt đầu công khai hóa sự thu mua vàng của nhà nước. Đây là hai kênh đầu cơ mà bạn có thể thành triệu phú đô la với hai điều kiện: biết dùng đòn bẫy và đóan trúng xu thế thị trường hàng ngày. Đây cũng là tiền đề chính để kiếm tiền trên kênh ngoại hối mà anh Nguyễn Đình Nhơn sẽ cho các bạn bí quyết của cuộc chơi.
Về kênh vàng, hơn 5 năm nay, tôi đã lien tục bầy tỏ ý kiến phải giữ vàng để phòng thủ tài sản tránh mọi mất mát. Thiên hạ đã khá bực mình với tư duy “bướng bỉnh” này. Hôm nay, tôi sẽ nhường lại đề tài này cho 2 người bạn chuyên gia: anh Lê Hùng Dũng của SJC và anh Phạm Đỗ Chí. Nhớ lắng nghe lời khuyên của họ, vì kiến thức và phân tích của họ chắc không ai sánh được.
Quay qua chứng khoán, tôi nghe đồn (nhấn mạnh chữ đồn) là nhà nước sẽ can thiệp mạnh để đẩy chứng khoán lên, nhất là chỉ số VN30 mới khởi động. Nếu có thực, các nhà đầu tư có thể kiếm ít nhất là 20% trong 6 tới 9 tháng sắp đến, dù sau đó, thị trường sẽ điều chỉnh lại tùy vào giá trị thực sự của các công ty niêm yết theo chuẩn quốc tế. Vì khá nhiều nhà đầu tư mặn mà với kênh đầu tư này, tôi đã mời đến 3 chuyên gia trong phần phát biểu: Hồ Công Hưởng, Nguyễn Tấn Thắng và David Jensen.
Về bất động sản, cơ hội để mua các tài sản với giá rẻ dưới giá sản xuất trong năm 2012 nhiều vô số kể. Một kế hoạch thực tế và đơn giản, cộng với chút kiên nhẫn, sẽ đạt một kết quả (ROI) trên trung bình sau 5 năm. Tuy nhiên, thị trường BDS luôn đa dạng và cá thể. Bạn Nguyễn Văn Đực và Lương Trí Thìn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngỏ nghách của phân khúc đầu tư này.
Nhiều người cũng hỏi tôi về việc bỏ tiền VN Đồng vào trương mục tiết kiệm lấy 14% lãi suất. Theo chính phủ, dự đoán và quyết nghị của họ là trong 2012, GDP sẽ tăng trưởng hơn 6%, lạm phát xuống 9%, tỷ giá VND đứng yên, và cán cân mậu dịch, tài khóa giảm 23%. Nếu các mục tiêu này hoàn thành như ước muốn, thì 14% thu nhập trừ ra 9% lạm phát và 2% lãi suất hiện tại cho USD vẫn còn đem lại cho bạn một khoản ROI dương là 3%. Tôi sẽ không đánh cược kiểu này, nhưng mỗi người một ý thích.
Cơ hội kinh doanh
Quay qua lãnh vực đem tiền của mình cũng như gia đình, bạn bè, ân nhân, người lạ…đi kinh doanh, tôi chỉ xin nói rõ 2 điều: đây là cách kiếm tiền nhanh, nhiều và bền vững nhất thế giới và đây cũng là cách mất tiền nhanh, nhiều và mạo hiểm nhất thế giới.
Năm yếu tố cần và có cho mọi doanh nhân: ngọn lửa đam mê, lợi thế cạnh tranh, kiến thức và quan hệ, sức khỏe và tinh thần cũng như ý chí và kiên nhẫn để vượt bão. Vì 70% doanh nghiệp thất bại sau 2 năm khởi nghiệp, sự chuẩn bị bài bản cho một kế hoạch kinh doanh là điều thiết yếu. Các dự án nộp cho quỹ đầu tư của tôi thường phải dầy như một cuốn tự điền, vì ít nhất chủ dự án phải chứng tỏ kiến thức và long đam mê của mình trong giấc mơ sự nghiệp.
Các doanh nhân muốn thu ngắn thời gian khởi nghiệp nên sử dụng đòn bẩy của M&A (mua bán sát nhập) và nhượng quyền (franchise).
Qua đến các ngành nghề hấp dẫn, một nền kinh tế mới nổi thường đem lại nhiều cơ hội khai phá và phát triển. Đó là lý do tại sao Việt Nam, mặc cho những bất ổn vĩ mô, vẫn là một thị trường tiềm năng dài hạn và hứa hẹn. Các tăng trưởng về nhu cầu cho y tế, giáo dục, phân phối hàng hóa và du lịch sẽ luôn nằm trên 20% trong nhiều năm tới. Một thị trường như vậy chỉ cần một giải pháp sáng tạo trên trung bình.
Hai ngành nghề mà tôi đặc biệt quan tâm vì tôi cho là hai động cơ sẽ phát ngòi cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhờ các lợi thế cạnh tranh rất cao là IT và nông nghiệp. Tôi đã nói nhiều về hai lãnh vực này qua các bài viết trong năm. Tôi sẽ nhường lời lại cho anh Đặng Lê Nguyên Vũ và anh Nguyễn Lâm Viên về cơ hội trong ngành chế biến nông hải sản. Còn về IT, không ai biết rõ hơn về đề tài này bằng anh Chu Tiến Dũng và Ngô Đức Chí.
Sau cùng, để giải đáp bài toán về tiền bạc vốn liếng, tôi đã nhờ hai anh Đặng Doãn Kiên và David Đỗ Dũng giải đáp. Hiện hai anh đang cần giải ngân hơn 200 triệu đô la trong 2 quỹ Aueros và VIG.
Danh sách tỷ phú của thế giới so với Viêt Nam
Trong các thập kỷ gần đây, danh sách những nhà tỷ phú hàng đầu tại các nước phát triển thường có nhiều các đại gia IT, tài chánh, công nghệ mới…thay thế cho các đại gia trong ngành nghề bất động sản, khoáng sản, công nghệ cổ điển, hàng tiêu dùng… Tại các nước chậm phát triển như Trung Quốc, Việt nam…sự thay đổi này sẽ thể hiện trong chu kỳ mới, bắt đầu từ 2012. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì đó là một bằng chứng đi lên của nền kinh tế đang thay đổi đẳng cấp.
Tôi tin rằng một doanh nhân trẻ, tìm ra một mô hình kinh doanh sáng tạo và dồn hết tâm trí nội lực của mình liên tục trong 5 năm, sẽ nhất định trở thành một triệu phú đô la. Quên chuyện ăn nhậu, quên chuyện thất tình trai gái, quên chuyện bạn bè bàn ra tán vào, quên chuyện sĩ diện…chỉ biết một mục đích duy nhất là công việc của mình, không bỏ cuộc hay thất vọng, không phân tán tài lực với những hoạt động ngoài luồng, không suy nghĩ xa xôi hay lầm lạc. Chỉ đơn giản có thế. Tôi sẵn sàng ký một khế ước với bạn: nếu bạn đã làm tất cả việc này thật nghiêm túc và không kiếm được 1 triệu đô la vào 2017, tôi sẽ tịnh khẩu và ngưng hết viết lách trong phần đời còn lại.
Quá dễ phải không bạn? Ngày mai, hãy bắt đầu lên kế hoạch và tạo cho mình một định mệnh đúng nghĩa và như ý muốn.
Theo T/S ALAN PHAN
“NHỮNG ĐẦU TƯ HẤP DẪN CHO THẬP KỶ MỚI”
BÀI NÓI CHUYỆN TẠI BUỔI HỘI THẢO VỀ ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH NGÀY 16/2/2012
Góc nhìn Alan

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 6, 2012 in Uncategorized

 

Cafe một mình.

Tôi đặc biệt thích đi café một mình.

Có rất nhiều cách để người ta định hình về văn hóa café. Họ hỏi, bạn có thể tự pha cho mình một tách càfe có vị đậm đà chậc đắng trên đầu lưỡi, hoặc là tự trải nghiệm cái tôi đắng nghét trên những giọt đen không đường cho thỏa thê lập dị. Rất dễ dàng, bạn hoàn toàn có thể pha được một tách café theo ý mình. Nhưng hầu hết, chúng ta lại thích đi café tiệm hơn.

Kì thực, người ta không chỉ yêu tự thân những giọt café một cách sâu sắc đến vậy nếu thiếu đi những “người bạn café”, những mẩu chuyện xung quanh bàn café. Từ nơi đó mà sự sống độc lập và cái tôi bản ngã tìm được sự giao thoa, mà ở ngoài kia, chúng ta chạy nhiều hơn là bước đi thì làm gì còn thời gian để nói. Bàn café làm cuộc sống chậm lại, còn những mẩu chuyện thì dài hơn và sôi nổi hơn.

Dù ít hay nhiều, ta cũng đã để lại một phần lớn kí ức tuổi trẻ của mình ở nơi này. Vốn là không có gì đánh dấu được sự tồn tại của những nơi ta đi qua rành mạch bằng kí ức.

Vậy, tại sao lại café một mình?

Tôi không biết từ lúc nào, những mẩu chuyện từ bàn café đã tự nó thiếu bớt đi một chút hấp dẫn và sôi nổi. Vì ngoài kia ồn ã hơn hẳn nên người ta muốn cất chính mình vào một khoảng lặng, thỉnh thoảng đi vào bên trong nó để biết sự tồn tại không rập khuôn và nhàm chán. Nhưng hẳn, là chẳng phải ai cũng thích đi café một mình, vì nhiều lí do. Đôi khi là vì ngại những ánh nhìn, thảng hoặc họ cũng chẳng có quá nhiều nhu cầu phải suy tưởng. Cứ thế là ổn rồi. Rõ là nó ổn theo cái vòng xoáy của riêng nó.

Có một nơi mà tôi thấy người ta ngồi cafe một mình nhiều hơn hẳn. Thường thì kèm theo một cuốn sách, hoặc một cái lap. Có lúc họ làm việc, viết lách. Có lúc ngồi thẩn thờ theo đuổi một ý niệm xa xăm. Đó là Chiêu Café, một trong những quán café cũ nhất Sài Gòn được khai sinh từ năm 1969, nằm khuất trong con hẻm nhỏ trên đường Cao Thắng.

Kiến trúc của Chiêu không bề thế, cũng không lạ mắt và hấp dẫn như những tụ điểm cà fe độc đáo và mới mẻ khác. Chiêu lặng thầm giữ cái hồn của Sài Gòn những năm trước 1975, tức là chứa đựng tuổi trẻ say mê và cuồng nhiệt của hòn ngọc Viễn Đông một thời, văn hóa, văn nghệ đa dạng, sầm uất. Nay đã được tu sửa lại ít và người chủ cũ cũng đã định cư ở nước ngoài, nên ít nhiều Chiêu vơi bớt cái thần của mình, nhưng hoài niệm thì còn đó nguyên vẹn. Nhiều người thích tìm lại Chiêu để nhớ về thời sinh viên, khắc khoải nghe lại những giai điệu từ thập kỉ trước của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên… qua giọng ca Khánh Ly, Elvis Phương, Thái Thanh, Tuấn Ngọc…

Tôi hay đến Chiêu vào những ngày nhiều mưa, ngồi gần bục cửa sổ gỗ to phủ rèm trắng và hướng mắt nhìn ra bên ngoài, mưa đọng từng giọt là đà trên mái hiên. Trong trí tưởng tượng, tôi biết, mình đã từng nghĩ đến một con phố lọt thỏm giữa lòng Sài Gòn ồn ã, nơi những người bán hàng bán những khoảng lặng, và thu về những khoảng lặng để làm vốn cho mình. Phố tự nó sinh ra, để cân bằng.

Tôi không mô tả nhiều về Chiêu mà chỉ bàn về thói quen café một mình và một nhu cầu lặng. Vì chính bạn, bạn sẽ trải nghiệm khoảng lặng riêng của mình ở nơi đó. Một mình.

Chiêu Café – 124/1 Cao Thắng.  THANH TÂM

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Hai 13, 2012 in Uncategorized